Hiện nay mắt chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử, ô nhiễm khói bụi, hóa chất,… dẫn đến các bệnh về mắt ngày càng gia tăng. Bạn có đang gặp 1 trong những dấu hiệu bệnh về mắt nào không? Cùng Kính mắt Việt An tìm hiểu từng dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh về thị giác nhé!

Các bệnh về mắt – Dấu hiệu bệnh về mắt bạn cần biết
1/ Dị ứng mắt
Dị ứng mắt là bệnh về mắt phổ biến, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi, phấn hoa, không khí ô nhiễm, hóa chất hay thực phẩm. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng dị ứng mắt có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Dấu hiệu: Bệnh thường gây ra các triệu chứng như mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt và cảm giác nóng rát.
2/ Tật khúc xạ (Cận, viễn, loạn)
Tật khúc xạ là hiện tượng mắt không thể hội tụ ánh sáng đúng vào võng mạc, dẫn đến hình ảnh bị mờ hoặc méo. Các loại tật phổ biến gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Nguyên nhân có thể do cấu trúc giác mạc, thủy tinh thể, hoặc chiều dài trục nhãn cầu bất thường.
Dấu hiệu nhận biết:
- Cận thị: Nhìn xa mờ nhưng nhìn gần rõ.
- Viễn thị: Khó nhìn rõ vật ở gần, dễ mỏi mắt khi đọc sách.
- Loạn thị: Hình ảnh bị méo mó, không sắc nét dù ở gần hay xa.
- Lão thị: Thường gặp ở người trên 40 tuổi, khó tập trung vào vật gần.
3/ Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm ở lớp màng trong suốt (kết mạc) của mắt. Đây là bệnh lý phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, vi khuẩn, virus xâm nhập qua tay bẩn, hoặc do dị ứng. Tất cả mọi người, từ trẻ em, người lớn đến người già đều có thể mắc phải, và có thể tái phát nhiều lần vì cơ thể không tạo ra miễn dịch vĩnh viễn đối với viêm kết mạc.
Dấu hiệu: Bệnh thường gây ra các triệu chứng như đau, sưng, ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt, có nhiều gỉ mắt và có thể làm giảm thị lực.
4/ Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD) liên quan đến tuổi tác, bệnh thường xảy ra ở nam và nữ ở các nhóm tuổi trên 50. AMD là hiện tượng võng mạc bị tổn thương dẫn đến mất thị lực một phần, nặng có thể gây mù lòa.
Bệnh thoái hóa điểm vàng không có triệu chứng, do đó rất khó để phát hiện bệnh. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển nặng.
5/ Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt. Khi mắc bệnh tiểu đường, mức đường huyết cao có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có mắt.
Nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường chủ yếu phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh tiểu đường và khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh. Sau vài năm sống chung với bệnh tiểu đường, cả bệnh nhân tiểu đường loại 1 và loại 2 đều có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí gây mù lòa.
6/ Viêm loét giác mạc
Loét giác mạc là một căn bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Một trong những nguyên nhân chính của bệnh là thiếu vitamin A trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra điều kiện thời tiết nóng ẩm cũng là nguyên nhân gây loét giác mạc.
Giác mạc là lớp mô trong suốt ở ngoài trước của mắt. Giác mạc là nơi cho phép ánh sáng đi qua mắt. Vì là lớp ngoài cùng nên giác mạc phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và bụi bẩn, nước mắt giúp làm sạch giác mạc.
7/ Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp, hay còn gọi là cườm nước, là tình trạng áp lực thủy dịch trong mắt tăng cao, gây áp lực lên mắt và tổn thương dây thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh được phân thành 4 loại: Tăng nhãn áp góc mở, góc đóng, bẩm sinh và thứ cấp.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau mắt, nhìn mờ, thấy quầng sáng xung quanh và buồn nôn.
8/ Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm ở bên trong mắt, gây sưng đỏ và có thể lây lan, làm tổn thương mắt nhanh chóng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến mù lòa. Những người có hệ miễn dịch yếu, như người mắc AIDS, viêm khớp dạng thấp, hoặc viêm loét dạ dày, có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Dấu hiệu bệnh về mắt viêm màng bồ đào: Mắt có thể đỏ nhẹ, nhạy cảm với ánh sáng, đau hoặc cảm giác viêm sâu bên trong. Những triệu chứng này có thể tái phát và không rõ ràng

Cách phòng tránh một số bệnh về thị giác
»» Đối với học sinh
Khoảng cách phù hợp để đọc từ mắt đến trang sách: đối với học sinh cấp I là 25cm, cấp II là 30cm, cấp III là 35 cm. Việc đọc sách quá gần sẽ dẫn đến sự nỗ lực về thị giác do việc gia tăng sức điều tiết của mắt, từ đó làm xuất hiện và gia tăng độ cận thị.
Đối với học sinh đã bị tật khúc xạ, ngoài các điều trên cần phải mang kính và mang kính đúng độ để mắt nhìn rõ và không phải điều tiết, tái khám mắt đo thị lực kiểm tra mỗi 6 tháng hoặc mỗi đầu học kỳ để theo dõi mức độ cận thị.
»» Đối với người sử dụng máy tính
Làm việc lâu bên máy tính thường khiến cho mắt bị mờ, khô, lâu dần sẽ mắc phải các tật về mắt. Để hạn chế những tác hại máy tính với mắt, nên đặt máy tính ở những nơi có độ sáng thích hợp, không chói lóa cũng không quá tối. Thư giãn mắt sau mỗi giờ làm việc bằng cách nhắm mắt lại hoặc chớp mắt nhiều lần khi làm việc ở những nơi nhiều bụi và ánh sáng mạnh.
Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cung cấp thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin A giúp oxy hóa các chất gây hại cho mắt. Các thực phẩm giàu vitamin A như: dầu gấc, cà chua, gan… Ngoài ra, Vitamin E có trong dầu đậu nành, dầu hướng dương, các loại hạt… cũng giúp mắt chống oxy hóa các chất có hại, giảm nguy cơ cườm mắt. Bên cạnh đó chất lutein có trong bắp, trứng, cải bó xôi… giúp bảo vệ võng mạc mắt.
»» Hãy để mắt nghỉ ngơi
Khi làm việc, học tập, mắt phải chịu những áp lực không kém não bộ, vì thế mắt cần được nghỉ ngơi. Hãy tạo thói quen tập thể dục cho mắt bằng cách chớp mắt liên tục, nhanh trong vòng 1-2 phút để tăng cường sự tuần hoàn máu, nhìn ra xa để co giãn đồng tử, giảm căng thẳng và mát-xa cho đôi mắt giúp mắt luôn khỏe mạnh.
»» Lưu ý khi xem ti vi
Nên xem ti vi ở khoảng cách gấp 7 lần chiều rộng của màn hình. Khi xem, ngồi thẳng và nên có chiếu sáng trong phòng, tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp. Đối với trẻ em nên giới hạn việc xem ti vi, nếu có tật khúc xạ cần đeo kính khi xem ti vi.
Có thể bạn quan tâm:
- Các bài tập thư giãn mắt CẢI THIỆN THỊ LỰC
- [Phân biệt] Viễn thị Loạn thị và Cận thị khác nhau như thế nào?
- {BÍ QUYẾT} Chăm sóc mắt cận thị đúng cách Bạn cần biết

Bí quyết chăm sóc mắt phòng tránh các bệnh về mắt hiệu quả
Nếu không được chăm sóc đúng cách, đôi mắt có thể yếu dần và gặp phải các bệnh về mắt. Hãy ghi nhớ những mẹo sau để giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe và đẹp:
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết: Thực phẩm giàu axit béo omega-3, lutein, kẽm cùng các vitamin A, C và E giúp duy trì sức khỏe mắt.
- Đeo kính bảo vệ mắt: Kính râm giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV khi ra ngoài. Ngoài ra, đeo kính cận, viễn hoặc loạn thị đúng độ giúp bảo vệ mắt và cải thiện thị lực.
- Sử dụng kính chống ánh sáng xanh: Khi làm việc với máy tính, kính chống ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng điện tử.
- Tránh dụi mắt: Dụi mắt có thể làm xước giác mạc. Khi có bụi bay vào mắt, hãy nhỏ nước mắt nhân tạo để rửa sạch dị vật.
- Đắp dưa leo và nghỉ ngơi hợp lý: Đắp dưa leo giúp thư giãn mắt, giảm bọng mắt và căng thẳng.
- Khám mắt định kỳ: Thăm khám mắt mỗi 3-6 tháng, đặc biệt đối với người trên 60 tuổi, những người có vấn đề về mắt hoặc khi mắt có dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những chia sẻ của Kính mắt Việt An giúp bạn nắm được thông tin dấu hiệu các bệnh về mắt thường gặp nhất hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời và có phương pháp chữa trị phù hợp đối với từng loại bệnh mắt. Đừng quên đến ngay Kính mắt Việt An – Trung tâm kính mắt kính thuốc Thanh Hóa nếu bạn đang gặp các tình trạng tật khúc xạ của mắt.