Khám mắt để phát hiện tật khúc xạ ở trẻ

Khám mắt để phát hiện tật khúc xạ ở trẻ

Khám mắt để phát hiện tật khúc xạ ở trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lứa tuổi học sinh dễ bị mắc chứng cận thị cao nhất, tổng người bị cận thị là 800 triệu người. Ước tính ở nước ta có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0 -15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ chỉnh kính. Cùng Kính mắt Việt An tìm hiểu những dấu hiệu sau bạn nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời:

Khám mắt để phát hiện tật khúc xạ ở trẻ
Khám mắt để phát hiện tật khúc xạ ở trẻ

– Lúc xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được; đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.

– Ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được; khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu, hoặc phải chép bài của bạn; hay cúi gần nhìn sách; hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.

– Thường xuyên dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ; thường kêu mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt.

– Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt; không thích các hoạt động phải nhìn xa

Các Tật Khúc Xạ Thường Gặp

 Cận Thị

Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh (thường là cận thị nặng) hay mắc phải do quá trình phát triển (thường xuất hiện lúc trẻ 7-10 tuổi).

Ở trẻ em đa số chỉ phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ lên bảng hoặc học sút kém… lúc đó mới đi khám và đeo kính. Vì thế, các bậc cha mẹ khi thấy trẻ có hiện tượng: trẻ ngồi quá gần ti vi; đọc sách, truyện quá gần; Trẻ hay nheo mắt; Nghiêng hoặc quay đầu để nhìn cho rõ; Trẻ nheo mắt khi nhìn xa hoặc nghiêng đầu xem ti vi; Trẻ hay mỏi mắt nhức đầu, chảy nước mắt..

Cả hai dạng cận thị (bẩm sinh hay mắc phải) đều có xu hướng tăng nhanh nên cần thiết phải đưa trẻ đi kiểm tra khúc xạ thường xuyên, định kỳ từ 6-12 tháng/lần tùy theo sự tiến triển của cận thị để thay đổi số kính đeo thích hợp.

Viễn Thị

Ở trẻ nhỏ trong những năm đầu thường bị viễn thị sinh lý không cần phải đeo kính, do mắt có khả năng điều tiết. Tuy nhiên khi mức độ viễn thị vượt quá khả năng điều tiết của mắt thì có thể gây ra nhìn mờ, lác mắt.

Khi bị viễn thị trẻ thường có cảm giác khó chịu, nhức đầu, hay phải nheo mắt để nhìn… Viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Loạn thị

Mắt loạn thị nhìn vật bị mờ cả xa và gần, vật bị biến dạng. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T …

Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị (loạn thị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗn hợp).

Lệch Khúc Xạ

Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận thị loạn hoặc là viễn thị loạn.

Điều này có thể gây ra nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn phát triển không bình thường. Và trong điều trị ngoài việc kính đeo ra thì đôi khi bịt mắt là cần thiết để đảm bảo cho cả hai mắt cùng nhìn rõ.

 

Cách Phòng Ngừa Tình Trạng Tật Khúc Xạ ở Trẻ
Cách Phòng Ngừa Tình Trạng Tật Khúc Xạ ở Trẻ

Cách Phòng Ngừa Tình Trạng Tật Khúc Xạ ở Trẻ

– Dạy trẻ phải có tư thế ngồi học ngay ngắn; lớp học, góc học tập phải đạt đúng theo tiêu chuẩn, đủ ánh sáng.

– Không nên cho trẻ nằm hay quỳ khi ngồi học hay viết bài, học kéo dài nhiều giờ.

– Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5-10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ học.

– Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính, tivi quá nhiều bởi sẽ gây mỏi mắt.

– Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao sẽ làm hạn chế cận thị.

– Khi thấy trẻ có những dấu hiệu không tốt về mắt, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị tật khúc xạ cần đưa đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Hiện nay, ở có nhiều phòng khám mắt Thanh hóa đạt tiêu chuẩn. Sau khi phát hiện ra bệnh cần tìm nơi cắt kính chất lượng để bảo vệ đôi mắt của trẻ.