Vì sao cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng?

Vì sao cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng?

Vì sao cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng? là câu hỏi – cũng là câu trả lời đều rất nhiều người biết. Khi tình trạng trẻ em mắc các bệnh về mắt ngày càng gia tăng do bệnh suy giảm thị lực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt thường ngày và có thể gây biến chứng trước khi chữa trị. Vì vậy, một trong những điều cần đặc biệt quan tâm chăm sóc cho trẻ là bảo vệ đôi mắt cho trẻ từ khi còn nhỏ.

 

VÌ SAO CẬN THỊ Ở TRẺ EM NGÀY CÀNG GIA TĂNG
VÌ SAO CẬN THỊ Ở TRẺ EM NGÀY CÀNG GIA TĂNG

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi để bé tiếp thu mọi thứ ngoài cuộc sống bằng hình ảnh. Một đôi mắt đẹp và khỏe sẽ khiến bé trở nên tự tin hơn, thoải mái hơn trong cuộc sống vui chơi giải trí. Là nền tảng cho bé yêu phát triển toàn diện trong tương lai.

Nguyên nhân cận thị thường là do: di truyền, do trẻ sinh non trẻ có cân nặng thấp khi sinh, trẻ thiếu hoặc ít ngủ, trẻ đọc sách xem tivi ở cự ly gần hoặc dưới ánh sáng không tốt…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

– Trẻ thường kêu mỏi mắt, chói mắt, nhức đầu, nhìn mờ, chảy nước mắt hay dụi mắt, sợ ánh sáng chói.

– Khi xem TV hay nhìn đồ vật, tranh ảnh trẻ phải cúi sát lại gần mới nhìn thấy hoặc hay nheo mắt, nghiêng đầu.

– Nếu theo dõi việc học của trẻ, quý vị sẽ thấy cháu thường phải chép bài của bạn, viết sai chữ, khi đọc sách hay bỏ qua dòng, phải dùng ngón tay để dò theo chữ, kết quả học tập giảm sút bất thường.

– Có biểu hiện không thích các hoạt động liên quan tới thị giác cả nhìn gần và nhìn xa như vẽ hình, tô màu hay chơi ném bóng.

Bảo vệ và chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh

1.  Cải tiến các phương tiện phục vụ học tập: kích cỡ bàn ghế phải phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng, sách vở học tập phải được in rõ ràng và sáng sủa, dễ đọc.

2. Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý: Không xem tivi quá 45-60 phút, không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Hạn chế chơi game trên máy tính hoặc trên tivi, việc này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp mắt thư giãn.

3. Khám mắt định kỳ: Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: nhìn xa không rõ, hay quay hoặc nghiêng đầu, nheo mắt…..

4. Giảm mọi căng thẳng của mắt: Hạn chế thời gian vui chơi mà có tác động đến mắt cho trẻ ví dụ: chơi xếp hình, tô vẽ…cho trẻ ngủ đủ giấc, đưa trẻ đi chơi những khu vực thoải mái tự nhiên như công viên. Khi ra ngoài đường phải phủ cho trẻ tấm khăn voan chắn bụi hoặc đeo kính.

5 . Chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho mắt: Nên cho trẻ ăn nhiều rau quả có màu vàng, lá xanh đậm để bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, các thuốc bổ mắt cũng chứa các vitamin này và nhiều dưỡng chất khác.

Nguồn: Sưu tầm