Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến thường gặp nhất hiện nay gây ra các bất cập cho người bệnh. Vậy loạn thị là gì? Loạn thị có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa ra sao? Bài viết này Kính mắt Việt An sẽ giải đáp chi tiết từ A ⇒ Z giúp bạn nắm rõ hơn về tật khúc xạ này!

Loạn thị là gì? Loạn thị có chữa được không? GIẢI ĐÁP A ⇒ Z
Loạn thị là gì? Loạn thị có chữa được không? GIẢI ĐÁP A ⇒ Z

Loạn thị là gì?

Loạn thị hay còn gọi là hội chứng Astigmatism, một tật khúc xạ ở mắt do giác mạc của người bệnh ghi nhận hình dạng khác thường so với thực tế. Những tia sáng khi đi vào mắt thay vì hội tụ thành một điểm lại bị khuếch tán trên võng mạc khiến hình ảnh bị méo mó hay bị nhòe. Loạn thị có 2 dạng chính là:

  • Loạn thị giác mạc: tình trạng giác mạc bị lệch
  • Loạn thị thấu kính: tình trạng ống kính bị lệch

Người mắc tật loạn thị thường mắc các tật khác kèm theo như cận thị hay viễn thị. Mức độ nghiêm trọng của loạn thị được biểu thị bằng diopters (đơn vị đo công suất quang học của thấu kính). Số diopters càng cao thì tầm nhìn của người bệnh càng kém.

  • Loạn thị nhẹ: dưới 1.00 diop.
  • Loạn thị vừa: 1.00 – 2.00 diop.
  • Loạn thị nặng: 2.00 – 3.00 diop.
  • Loạn thị rất nặng: hơn 3.00 diop.

Nguyên nhân gây ra chứng loạn thị ở mắt

Một số người lầm tường việc đọc sách ở môi trường ánh sáng yếu hay ngồi gần thiết bị tivi sẽ gây ra loạn thị hoặc làm tình trạng loạn thị nặng thêm. Tuy nhiên hầu hết loạn thị tự xuất hiện có thể do một số nguyên nhân sau:

Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có cha mẹ bị loạn thị thì người đó sẽ dễ bị loạn thị hơn hoặc cũng có thể do mí mắt gây áp lực quá lớn lên giác mạc

Chấn thương ở mắt: Một số chấn thương do thể thao, tai nạn hay dị vật trong mắt,… làm thay đổi cấu trúc giác mạc.

Bệnh lý về mắt: Một số bệnh như sẹo giác mạc hoặc thoái hóa giác mạc có thể gây loạn thị.

Biến chứng sau phẫu thuật mắt.

Tuổi tác cao cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Trên thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn so với người trẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn thị
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn thị

Biểu hiện của chứng loạn thị là gì?

Người bị loạn thị thường gặp các dấu hiệu sau:

  • Hình ảnh mờ hoặc méo mó ở mọi khoảng cách.
  • Mỏi mắt hoặc cảm giác khó chịu khi đọc sách hoặc làm việc trước máy tính.
  • Nhức đầu, đặc biệt sau khi tập trung nhìn trong thời gian dài.
  • Khó khăn khi nhìn vào ban đêm hoặc ánh sáng yếu

Có thể bạn quan tâm: Loạn thị không đeo kính có sao không? Lời khuyên từ chuyên gia

Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị có chữa được không? Hiện nay y học chưa công nhận bất kỳ cách điều trị dứt điểm tật khúc xạ này. Với những người bị loạn thị nặng bác sĩ sẽ chỉ định dùng kính để cải thiện thị lực. Trường hợp đeo kính không đáp ứng hoặc không đạt được hiệu quả thì sẽ phẫu thuật loạn thị, tuy nhiên phẫu thuật vẫn sẽ có rủi do nhất định và vẫn có thể tái lại nếu cơ địa không phù hợp.

Để không ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày người bị loạn thị cần đi kiểm tra mắt để có giải pháp phù hợp, tuyệt đối không chủ quan vì loạn thị tiến triển nặng có thể biến chứng sang nhược thị và thậm trí là mất thị lực vĩnh viễn.

Cách phòng ngừa loạn thị

Loạn thị do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên với các nguyên nhân còn lại bạn vẫn có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Tránh các tổn thương mắt có thể xảy ra
  • Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói
  • Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác
  • Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị
  • Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng
  • Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,…).
Các mức độ loạn thị
Các mức độ loạn thị

Những câu hỏi thường gặp về loạn thị

Nếu bạn bị loạn thị nhẹ thì việc can thiệp điều trị là không cần thiết và cũng không bắt buộc đeo kính. Ngược lại loạn thị từ 1 diop trở lên thì nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi các biến chứng do loạn thị gây ra, giúp mắt nhìn tốt hơn.

Nếu độ loạn thị của bạn lên đến 5 hoặc có thể là 6 diop, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Trong phẫu thuật LASIK, bác sĩ sử dụng tia laser để thay đổi hình dạng giác mạc của bạn và sửa chữa chứng loạn thị.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là khi bạn bị loạn thị ở mức độ cao hơn, phẫu thuật khó có thể loại bỏ hoàn toàn sự biến dạng.

Căn cứ theo “Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự”. Những trường hợp sau đây sẽ được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự: cận thị trên 1.50 diop, hoặc có mắc viễn thị, hoặc có mắc loạn thị.

Vì vậy, tất cả các trường hợp bị loạn thị: loạn thị 0,5 diop, loạn thị 1 – 2 diop, loạn thị 3 – 4 diop … bất kể là độ bao nhiêu ở 1 mắt hay 2 mắt thì bạn sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là những chia sẻ của Kính mắt Việt An về Loạn thị là gì? Loạn thị có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và những vấn đề liên quan đến tật khúc xạ loạn thị. Nếu bạn đang gặp các tật khúc xạ về mắt hãy đến ngay Kính mắt Việt An – Trung tâm kính thuốc Thanh Hóa để được kiểm tra mắt toàn diện và cắt kính đạt chuẩn giúp bảo vệ mắt tốt hơn nhé!