Hiện tượng trẻ nháy mắt liên tục không phải là hiếm gặp và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề thị lực, tâm lý cho đến các tác nhân môi trường. Để giúp trẻ điều trị và cải thiện tình trạng này, việc nhận biết nguyên nhân là bước đầu tiên rất quan trọng. Bài viết này Kính mắt Việt An sẽ chia sẻ đến bạn từ A đến Z tình trạng nháy mắt thái quá của trẻ và cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ từ chuyên gia.

Trẻ bị nháy mắt liên tục" Nguyên nhân & cách khắc phục
Trẻ bị nháy mắt liên tục” Nguyên nhân & cách khắc phục

Trẻ nháy mắt liên tục nguyên nhân do đâu?

Vấn đề của giác mạc

Trẻ nháy mắt liên tục có thể do gặp một số vấn đề của giác mạc như: khô mắt, quặm mi hay lông mi đa hang, dị vật trên bề mặt nhãn cầu hay lẩn dưới mi mắt, xước giác mạc, viêm kết mạc dị ứng hay viêm kết mạc thông thường.

Tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị)

Khi mắt trẻ có vấn đề về thị lực, trẻ sẽ khó tập trung nhìn và có xu hướng nháy mắt để điều chỉnh tầm nhìn hoặc giảm mờ mắt.

Dị ứng hoặc kích ứng mắt

Dị ứng với bụi, phấn hoa, lông thú cưng hay khói có thể khiến trẻ bị ngứa, rát mắt và kích thích trẻ nháy mắt liên tục.

Căng thẳng và lo lắng

Một số trẻ có thói quen nháy mắt khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, đặc biệt trong các tình huống không quen thuộc hoặc áp lực.

Tật nháy mắt vô thức (tic)

Đây là hành vi nháy mắt lặp đi lặp lại không kiểm soát được, thường xảy ra khi hệ thần kinh bị kích thích. Tình trạng này có thể xuất hiện tạm thời và biến mất theo thời gian.

Mỏi mắt kỹ thuật số

Khi trẻ nhìn màn hình quá nhiều (máy tính, điện thoại, tivi), mắt có thể bị mỏi và trẻ sẽ nháy mắt để làm giảm căng thẳng cho mắt.

Nháy mắt liên tục do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nháy mắt liên tục do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ TỪ CHUYÊN GIA

Điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó:

  • Có dị vật hay quặm mi: cần loại trừ dị vật, loại trừ lông quặm hay lông xiêu ra khỏi mắt
  • Viêm kết mạc, viêm kết mạc dị ứng, khô mắt: các bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc không kê đơn hoặc kê thuốc tra nhỏ mắt hay các dạng thức điều trị khác
  • Xước giác mạc: có thể trẻ sẽ phải băng che mắt nhằm giảm đi việc chớp mắt, tạo điều kiện cho lành vết thương. Cũng có thể phải tra nhỏ thêm các thuốc nước, mỡ dạng kháng sinh hay bôi trơn làm ẩm bề mặt nhãn cầu.
  • Tật khúc xạ: các loại kính phù hợp có thể được kê đơn nếu nháy mắt đi kèm với trẻ có tật khúc xạ các loại, bạn nên đi đo mắt và lựa chọn kính chất lượng tại trung tâm kính mắt Thành phố Thanh Hóa.
  • Lác mắt: Nhờ đeo kính phù hợp một số hình thái lác có thể sẽ hết còn lại sẽ phải phẫu thuật lác
  • Nháy mắt do thói quen: thông thường không cần điều trị trẻ em nháy mắt liên tục gì gì cho nhóm nguyên nhân này. Sau vài tháng loại nháy mắt này sẽ tự hết. Có thể cần bàn bạc với bác sĩ nhi về cách bùng nổ cơn nháy mắt của trẻ. Nháy mắt có thể nặng thêm do stress hay là tác dụng phụ khi dùng các thuốc điều trị tăng động giảm chú ý( ADHD)

Chú ý: Nếu con cái bạn có các biểu hiện khác như nháy mắt khi nói, khi ho hay nhai. Bác sĩ có thể gửi bé đi khám bác sĩ thần kinh. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh Tourette (bệnh lý có máy giật vận động kèm theo rối loạn phát âm).

Cần thăm khám ngay khi trẻ bị nháy mắt thái quá
Cần thăm khám ngay khi trẻ bị nháy mắt thái quá

Cách hạn chế tình trạng nháy mắt liên tục ở trẻ

  • Rửa mắt cho con bằng nước sạch và vệ sinh mắt theo lời khuyên từ chuyên gia, tránh chà xả mắc trẻ.
  • Quy định thời gian cho bé học tập và sử dụng thiết bị điện tử, tránh tình trạng để mắt làm việc quá sức không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Hãy đảm bảo ánh sáng trong nhà không quá sáng hoặc quá mờ gây ảnh hưởng đến mắt.
  • Thường xuyên cho bé vui chơi ngoài trời để con luôn năng động, khỏe mạnh.
  • Tránh gây áp lực, khiến con cảm thấy căng thẳng và lo lắng.
  • Thường xuyên bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu omega-3 tốt cho mắt trong bữa ăn của bé
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ốc. Không cho con tới những nơi khói bụi, ô nhiễm.
  • Cho con ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Một giấc ngủ ngon giúp mắt con được nghỉ ngơi hợp lý.
  • Dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ (nếu được kê toa), kết hợp với nhỏ nước muối hoặc nước mắt nhân tạo.

Thói quen nháy mắt thường vô hại. Thế nhưng nếu thấy trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục trong một thời gian dài, ba mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ từ Việt An Optic.

Có thể bạn quan tâm: