Trẻ nhỏ mắc tật khúc xạ có nên đeo kính hay không?

Trẻ nhỏ mắc tật khúc xạ có nên đeo kính hay không

Trẻ nhỏ mắc tật khúc xạ có nên đeo kính hay không?

Các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ đó là cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ… trong đó, tỷ lệ trẻ bị cận thị chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Đây là một nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến việc học tập, cũng như các sinh hoạt thông thường hàng ngày của trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ mắc tật khúc xạ có nên đeo kính hay không
Trẻ nhỏ mắc tật khúc xạ có nên đeo kính hay không

1. Tật khúc xạ ở trẻ

Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc các tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây cho thấy đây là một vấn đề đáng báo động. Khúc xạ là tình trạng ánh sáng thu vào mắt không hội tụ trên võng mạc do rất nhiều nguyên nhân như cấu trúc giác mạc bất thường, thói quen sinh hoạt kém khoa học… Điều này dẫn tới tình trạng trẻ thường xuyên nhìn mờ, khó nhìn hoặc bị mỏi mắt, đau đầu do phải cố gắng điều tiết mắt để nhìn mọi vật.

1.1. Cận thị

Cận thị xảy ra khi ánh sáng thu vào mắt không hội tụ ở trên võng mạc mà hội tụ ở trước võng mạc. Điều này dẫn tới việc trẻ chỉ có thể nhìn được vật ở gần, gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cận thị ở trẻ vẫn chưa được kết luận chính xác, chủ yếu là sự ảnh hưởng của việc ngồi học sai tư thế, dùng nhiều thiết bị điện tử dẫn tới mắt phải điều tiết quá nhiều và làm cho hình ảnh hội tụ sai vị trí trên võng mạc. Dấu hiệu có thể nhận biết trẻ bị cận thị thường là nhìn mờ vật ở xa, thường xuyên nheo mắt, mỏi mắt, đau đầu, thị lực kém khi ở trong môi trường tối…

Mô phỏng các tật khúc xạ
Mô phỏng các tật khúc xạ

1.2. Viễn thị

Viễn thị là tật khúc xạ có đặc trưng ngược lại với cận thị, là khi hình ảnh và ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc mắt trẻ thay vì ở trên võng mạc như mắt bình thường.

Mắt viễn thị thường có trục nhãn cầu ngắn và thường phổ biến ở trẻ sơ sinh do các cơ quan trong mắt của trẻ đang hoàn thiện và phát triển. Đa phần trẻ nhỏ mắc viễn thị có thể tự cải thiện và điều chỉnh về chính thị khi lớn lên. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ mắc viễn thị với các dấu hiệu như không nhìn rõ vật ở trước mắt, cảm giác quanh nhức vùng mắt, mỏi, chảy nước mắt, lác mắt…

1.3. Loạn thị

Loạn thị là tình trạng ánh sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc khiến trẻ thường xuyên nhìn mờ, thấy đồ vật bị méo mó hoặc biến dạng.

Giác mạc và thủy tinh thể có hình dạng bất thường được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc và dẫn tới viễn thị ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trẻ mắc loạn thị còn thường xuyên nhìn mọi vật thấy nhòe, có nhiều bóng mờ, đau nhức hoặc mỏi mắt…

1.4. Lệch khúc xạ

Lệch khúc xạ xảy ra khi hai mắt của trẻ mắc tật khúc xạ khác nhau hoặc là một mắt bị khúc xạ, một mắt bình thường, dẫn tới việc trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Cha mẹ có thể nhận biết thông qua tình trạng nhìn mờ, nheo mắt của trẻ để có thể chủ động đưa trẻ đi khám kịp thời.

2. Trẻ bị tật khúc xạ mắt sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Giảm thị lực là ảnh hưởng hàng đầu mà trẻ gặp phải khi mắc các tật khúc xạ kể trên. Không chỉ vậy, nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có phương án xử lý, tình trạng khúc xạ của trẻ có thể tiến triển nặng và dẫn tới nhiều biến chứng:

– Nhược thị: Suy giảm chức năng thị lực không thể cải thiện được, ngay cả khi sử dụng các loại kính để điều chỉnh.

– Bong võng mạc: Bong lớp võng mạc cảm thị khỏi biểu mô sắc tố mắt, dẫn tới giảm thị lực trung tâm và ngoại vi và người bệnh thường cảm thấy có một màn che ở trước mắt.

– Xuất huyết dịch kính: Hiện tượng máu chảy vào trong khoang chứa dịch kính của mắt, khiến người bệnh suy giảm thị lực nghiêm trọng khó phục hồi.

3. Điều trị khúc xạ cho trẻ

Nên cho trẻ đi đo khám mắt định kỳ
Nên cho trẻ đi đo khám mắt định kỳ

Các phương pháp điều trị hoặc khắc phục khúc xạ được bác sĩ chỉ định áp dụng sẽ phụ thuộc vào từng tật khúc xạ mà trẻ mắc phải. Cụ thể:

– Cận thị: Đeo kính gọng là phương pháp thường gặp nhất với chi phí tối ưu và có thể khắc phục cận thị một cách đáng kể. Ngoài kính gọng, một số trẻ lớn có thể sử dụng kính áp tròng hoặc kính Ortho K để cải thiện tình trạng cận thị tức thì.

– Viễn thị: Cũng tương tự như cận thị, trẻ mắc viễn thị cũng có thể khắc phục bằng việc sử dụng kính gọng hoặc kính định hình giác mạc.

– Loạn thị: Nếu loạn thị nhẹ, trẻ không cần điều trị mà chỉ cần sinh hoạt khoa học, bổ sung vitamin A, C, E để cải thiện thị lực và đạt chính thị khi trưởng thành. Nếu viễn thị nặng thì trẻ có thể sử dụng kính thuốc hoặc kính định hình giác mạc.

– Lệch khúc xạ: Phương pháp thường gặp nhất chính là cho trẻ đeo kính để có thể nhìn rõ ở cả hai mắt. Tùy thuộc vào tình trạng khúc xạ ở từng mắt mà bác sĩ sẽ chỉ định độ kính phù hợp cho trẻ.

Trẻ bị tật khúc xạ mắt là mối lo ngại của không ít phụ huynh trên toàn cầu. Cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm để xác định đúng tình trạng bệnh và điều trị kịp thời để có thể bảo toàn sức khỏe thị lực của trẻ một cách tối ưu.

Nguồn: Sưu tầm