Cách chọn gọng kính và cần lưu ý khi trẻ mới đeo kính

Cách chọn gọng và cần lưu ý khi trẻ đeo kính

Cách chọn gọng kính và cần lưu ý khi trẻ mới đeo kính

Tình trạng trẻ em bị các bệnh về tật khúc xạ như cận thị, loạn thị và viễn thị ngày càng tăng. Khám mắt và kiểm tra thị lực là điều đầu tiên nên làm để chúng ta biết được mức độ cận thị của bé như thế nào có cần thiết phải mang kính thường xuyên hay là không.

Cách chọn gọng kính và cần lưu ý khi trẻ mới đeo kính
Cách chọn gọng và cần lưu ý khi trẻ đeo kính

I. Cách chọn gọng kính phù hợp

  1. HÌNH DÁNG, KÍCH THƯỚC

    Gọng kính cận trẻ em cũng giống như các gọng kính cận thông thường nhưng kích thước nhỏ hơn để phù hợp với khuôn mặt của trẻ nhỏ. Thiết kế kính nhiều hình dáng như mắt tròn, mắt chữ nhật, bầu dục,… trong đó mắt kính tròn được các mẹ ưu tiên lựa chọn hơn cả vì kiểu dáng phù hợp với sự ngây thơ của các con.

  2.  MÀU SẮC KÍNH

    Trẻ em thường thích màu sắc, đặc biệt là các bé gái thường yêu thích màu hồng. Vì vậy gọng kính cận trẻ em thường đa dạng và hướng tới các màu sáng làm chủ đạo. Nhiều bé sẽ không quen với việc phải mang thêm một cặp kính bên mình cả ngày, vì vậy nếu các mẹ lựa chọn cho con một màu sắc yêu thích hẳn các con sẽ vui vẻ đón nhận đúng không nào.

    Gọng kính Parim 53023 - B1
    Gọng kính Parim 53023 – B1
  3. CHẤT LIỆU

    Gọng kính cận trẻ em đa phần đều được làm từ nhựa dẻo TR90 vì các bé thường chạy nhảy và chưa biết giữ gìn. Ưu điểm của gọng nhựa dẻo là kích thước siêu nhẹ và độ bền cao, sẽ thích hợp với lứa tuổi hiếu động của trẻ nhỏ. Đặc biệt chất liệu nhựa dẻo sẽ không gây kích ứng da như một số mẫu gọng kim loại, sẽ an toàn hơn cho các con khi đeo kính cả ngày.

II.Cách chọn tròng kính phù hợp

Tròng kính cận là phần quan trọng nhất khi chọn kính mắt trẻ em. Để lựa chọn tròng kính phù hợp cho trẻ em, các bậc phụ huynh nên lựa chọn mắt kính được làm từ plastic hoặc polycarbonate.

Những chất liệu này nhẹ, dễ đeo và có tính năng chống va chạm, khả năng chịu lực tốt, mắt kính sáng hơn và có thêm lớp chống xước.

Khi mua kính, cha mẹ nên lựa chọn các loại kính mắt chính hãng với các tính năng bảo vệ mắt hiệu quả cho bé.

III.Khi trẻ em bắt đầu đeo kính cận cần lưu ý?

Mặc dù phải đeo kính từ sớm nhưng bản tính của trẻ em khá hiếu động nên khi các bé bắt đầu đeo kính thường có cảm giác bị vướng, khó chịu, thậm chí nhiều bé còn cố tình không đeo kính. Điều này sẽ khiến cho tình trạng tật khúc xạ mắt càng nghiệm trọng hơn. Do đó, khi trẻ mới đeo kính yêu cầu phải:

  • Chọn loại gọng kính vừa với khuôn mặt của các bé
  • Loại kính phù hợp với lứa tuổi của trẻ
  • Chọn mua các sản phẩm tròng kính chính hãng
  • Đối với những bé không bị mắc tật khúc xạ thì chỉ nên đeo kính khi đi ra ngoài hoặc trong mỗi trường thích hợp.

**Đối với trẻ bị tật khúc xạ, bố mẹ cần tạo cho bé thói quen đeo kính theo 2 bước:

Bước 1: Luyện Tập Thói Quen Đeo Kính Hằng Ngày

Khi mới bắt đầu, chỉ nên cho trẻ đeo trong thời gian ngắn để làm quen và tăng dần theo thời gian.

Bước 2: Tạo Thói Quen Đeo Kính Mắt Thường Xuyên

Để bảo vệ sức khỏe tốt cho mắt, các mẹ nên khuyên con thường xuyên đeo kính và chỉ tháo kính khi rửa mặt, thay đồ và đi ngủ.

Cần tạo cho bé thói quen đeo kính là việc làm hàng ngày, nên khuyên con đeo kính vào mỗi sáng cùng lúc với thay quần áo và chỉ bỏ kính ra vào buổi tối trước khi ngủ.

*Lưu ý quan trọng cho cha mẹ có con phải đeo kính mắt từ sớm, trẻ em vốn có tính hiếu động nên kính rất dễ bị xước, gãy gọng kính, hoặc thường bị lỏng – chật nên hãy sẵn sàng tâm lý phải thay gọng kính trẻ em thường xuyên. Ngoài ra, nếu độ mắt của bé có thay đổi nên thay mắt kính cho bé càng sớm càng tốt và hãy giữ lại chiếc kính cũ để phòng ngừa khi chiếc kính mới gặp sự cố sẽ có kính dùng tạm.

Nguồn: sưu tầm