Mẹ kiêng ăn gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt

Trẻ sơ sinh ở giai đoạn này bé thường bú sữa mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là thức ăn chủ yếu của con, mẹ ăn gì thì con sẽ ăn đó. Khi trẻ bị đau mắt thì chế độ ăn uống của mẹ sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh cũng như khả năng hồi phục của con. Tuy nhiên, với một số thực phẩm hàng ngày có thể rất tốt nhưng khi trẻ bị đau mắt đỏ mà mẹ vẫn ăn thì lại làm cho hiện tượng đau mắt ở bé càng trở nên nặng hơn. Vì thế mẹ nên tránh xa các thực phẩm này để giúp con mau khỏi bệnh, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Mẹ kiêng ăn gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt và cách chăm sóc hiệu quả
Mẹ kiêng ăn gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt và cách chăm sóc hiệu quả

Kiêng đồ ăn tanh

Bạn đang thắc mắc không biết trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì thì câu trả lời đầu tiên là đồ ăn tanh. Các loại thực phẩm như: Cá, tôm. cua, mực, ngao, ốc… cùng các chế phẩm từ chúng cần phải được loại bỏ hàng đầu khi thiết lập thực đơn cho bé. Tuy các loại thực phẩm trên chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Canxi, protein, sắt… nhưng lại có nguy cơ bị dị ứng cao.

Nếu trẻ bị mắt gân đỏ ăn phải những đồ ăn tanh có thể khiến cho mắt bị nhiễm trùng nặng hơn, các dấu hiệu ngứa mắt, nhức mắt, cộm ngứa gia tăng khiến cho trẻ khó chịu. Thời gian phục hồi của mắt sẽ lâu hơn dù bé có được bố mẹ tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Kiêng ăn mỡ động vật khi con đang đau mắt

Cũng giống như các loại thực phẩm khác, nếu như mẹ mà ăn nhiều mỡ động vật trong giai đoạn con đang bị đau mắt sẽ làm chậm quá trình hồi phục bệnh của con. Thậm chí mỡ lợn còn dễ gây ra chứng béo phì ở trẻ em, dễ khiến con bị các bệnh tim mạch hơn. Do vậy mẹ hãy thay bằng việc sử dụng dầu thực vật hoặc hạn chế ăn dầu mỡ sẽ tốt hơn.

Kiêng thực phẩm cay nóng

Các thực phẩm chế biến có chứa gia vị cay nóng như: Hành, tỏi, ớt, gừng, tiêu… thường có tính kích thích cao với đặc tính cay nóng sẽ khiến cho tình trạng đau mắt đỏ của bé trở nên tồi tệ hơn, mắt dễ bị kích ứng, nóng rát gây ra những khó chịu ở mắt.

Các loại thịt có nhiều đạm như: Thịt chó, thịt dê… cũng có những đặc tính cay nóng mẹ nên kiêng không cho bé sử dụng vì sẽ gây ra nhiều chuyển biến nghiêm trọng cho bệnh đau mắt đỏ, khiến bệnh lý hồi phục lâu hơn.

Đồ uống có ga

Khi bé bị đau mắt đỏ, đồ uống có ga sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi kèm các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt; ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bé. Ngoài ra, đồ uống có ga chứa rất nhiều đường, chất tạo màu và chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe và dạ dày, do đó, ngay cả những lúc bình thường, mẹ không nên cho bé sử dụng loại đồ uống này thường xuyên.

Thực phẩm giàu tinh bột

Khi bé bị đau mắt đỏ, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như đồ nếp (xôi, ngô, khoai), bánh mì, … Các loại thực phẩm này có thể sẽ gây ra tình trạng nóng trong người và không tốt cho mắt khi bị đau mắt đỏ.

Vậy nên, trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Đồ ăn có tính cay nóng cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn của bé ngay.

Cách vệ sinh mắt cho trẻ

– Khi mắt trẻ đùn lên nhiều rỉ ghèn dính lông mi, mẹ cần vệ sinh mắt cho bé ngay lập tức để tránh khô mắt. Nếu không, các rỉ mắt sẽ khô và đóng tảng gây cản trở cho việc lấy ghèn và khiến bé khóc.
– Khi bị rỉ ghèn, khả năng cao các bé thường không mở được mắt. Khi đó mẹ nên dùng bông gòn sạch nhúng qua nước ấm pha ít muối sinh lý và tiến hành lau nhẹ quanh mắt cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lau vào bên bị rỉ mắt. Các mẹ cần vệ sinh mắt bé hàng ngày để tránh tình trạng rỉ mắt khô và dễ bị đóng thành tảng.
Theo chuyên gia, mẹ nên vệ sinh mắt cho bé 2 – 3 lần/ ngày hoặc khi mắt bé có rỉ ghèn chảy ra. Các bước thực hiện như sau:
Đầu tiên, mẹ cần xác định vị trí bị đau mắt do nguyên nhân nào.
Tiếp đến, mẹ rửa tay thật sạch và cắt móng tay để tránh gây nhiễm trùng mắt. Sau đó, mẹ tiến hành mát xa nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt xuống đến mũi của bé. Mỗi ngày, mẹ thực hiện thao tác trên sáu lần giúp bé không bị tắc nghẽn tuyến lệ.