Tác hại và mẹo giúp trẻ em hạn chế sử dụng thiết bị kỹ thuật số
Trẻ sử dụng thiết bị công nghệ trong khoảng thời gian gấp 4 đến 5 lần với các thiết bị cầm tay (điện thoại di động, trò chơi điện tử, ipad) làm gia tăng một cách nghiêm trọng thói quen và tác động của việc sử dụng công nghệ, đặc biệt với thanh thiếu niên. Vậy tác hại và mẹo giúp trẻ em hạn chế sử dụng thiết bị kỹ thuật số thời gian là một câu hỏi được đặt ra ở rất nhiều người lớn !
Tác hại của việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài
Các nội dung , ứng dụng trên các thiết bị kỹ thuật số quả là một biển mênh mông thực đơn mà con người có thể sử dụng, vì vậy thời gian dành cho các thiết bị này gần như là không bao giờ cạn kiệt .
Nếu không có quy tắc nhất định cho thời gian biểu, ắt hẳn bạn sẽ lạc vào mê cung của những thực đơn này, và nó gây cho chúng ta rất nhiều hệ lụy không chỉ với trẻ em mà còn cả người lớn .
Đối với người lớn, sự phát triển và ý thức hệ của họ sẽ có phần nhỉnh hơn so với trẻ em ( lứa tuổi chưa cần phải đi làm và chỉ tập trung cho việc học hành ) nhờ vậy mà việc kiểm soát thời gian sử dụng có vẻ sẽ khả quan hơn .
Các tác hại thường gặp bao gồm :
- Đau mắt
- Tăng độ cận thị
- Mệt mỏi về thể chất
- Cáu gắt khi không được sử dụng thiết bị điện tử
- Thời lượng học giảm
- Sa sút thành tích học tập
Mẹo giúp trẻ em hạn chế sử dụng thiết bị kỹ thuật số
1. Sắp xếp thời gian biểu sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ
Thời gian biểu là cực kì cần thiết với tất cả mọi người, chúng giúp con người học tập, làm việc, giải trí và nghỉ ngơi có kế hoạch. Và điều này càng cần thiết hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội như hiện nay, khi mà công tác phòng chống dịch có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng để Việt Nam trở lại bình thường. Hãy cùng lập thời gian biểu cùng trẻ, nói cho trẻ biết thời gian cụ thể trẻ có thể sử dụng điện thoại, máy tính bảng,… Lời khuyên cho bạn đó là hãy thiết lập thời gian ấy vào buổi tối thay vì buổi sáng, khi bé đã hoàn thành các công việc học tập, làm việc nhà,..
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi có thể sử dụng thiết bị điện tử bao gồm xem TV, sử dụng smartphone, máy tính,… nhưng không quá 1 tiếng/ngày. Khoảng thời gian này có thể tăng lên thành 2 tiếng/ngày đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng đừng quên bố trí thời gian giải trí của trẻ không bị ảnh hưởng tới giấc ngủ, các hoạt động tăng cường sức khỏe như ăn, tập thể dục, tập đi,..
2. Hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bị điện tử đúng mục đích
Internet là nguồn kiến thức quý giá, nguồn giải trí vô tận nếu biết khai thác đúng cách. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều thông tin độc hại, không phù hợp, khiến trẻ dễ “lạc lối”. Chính vì thế, hãy là người bạn đồng hành của con trong thế giới Internet bao la ấy, hướng dần con tìm đến những thông tin bổ ích, khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo, đồng thời cho trẻ cái nhìn tích cực từ Internet.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cảnh báo trẻ về các nguy cơ tiềm ẩn từ Internet. trang bị những kiến thức tự bảo vệ bản thân khi tham gia vào không gian mạng như: giữ an toàn thông tin cá nhân, không nói chuyện với người lạ, không tải về hoặc theo dõi các nội dung không lành mạnh,..
Bên cạnh đó, đừng quên sát sao trẻ để sớm phát hiện ra những thói quen sử dụng không tốt, từ đó uốn nắn, chỉ bảo chúng thay vì quát mắng thậm tệ hoặc cấm không cho dùng thiết bị điện tử. Nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng bạn không nên cho trẻ dùng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter,…) khi chúng chưa đủ 12 tuổi và chưa đủ kiến thức về Internet.
3. Gợi ý trẻ làm việc nhà
Cho con làm việc nhà sớm là một trong những hình thức giáo dục con cái được đánh giá cao hiện nay. Trẻ nếu được dạy làm việc nhà sớm sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới trẻ trong tương lai, giúp bé rèn luyện tính tự lập, học thêm nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống cũng như biết thông cảm và chia sẻ với bố mẹ và giúp trẻ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.
Ba mẹ hãy giao việc nhà tuỳ theo lứa tuổi của con, hãy khen ngợi, khuyến khích nếu con làm tốt và cũng không nên la mắng nếu con làm sai, làm hỏng nhé!
4. Cho bé thêm nhiều lựa chọn vui chơi khác
Thay vì cấm đoán, hãy cho bé thêm nhiều sự lựa chọn vui chơi khác. Nếu bạn nóng giận, la mắng, quát tháo thậm chí giằng lấy các thiết bị điện tử trẻ đang chơi đôi khi đem lại hiệu ứng “ngược”, khiến bé chống đối và tệ hơn là tìm mọi cách để qua mặt bạn.
Hãy trở thành “người bạn đồng hành” của con, gợi ý cho bé chơi trò chơi, đồ chơi, đá bóng, đi dạo, đi mua sắm,…để bé có nhiều sự lựa chọn vui chơi hơn. Ba mẹ có thể tìm mua các sản phẩm đồ chơi trí tuệ, đồ chơi giáo dục cho trẻ bởi các loại đồ chơi này không chỉ đem lại sự giải trí mà còn có tính giáo dục cao, giúp trẻ phát triển nhiều khả năng trong quá trình chơi.
5. Làm gương cho trẻ
Là người có kề cận bé nhiều nhất, có sức ảnh hưởng với bé nhiều nhất, ba mẹ cần là một tấm gương sáng cho con noi theo. Do vậy nếu muốn hạn chế thời gian xem TV, sử dụng smartphone của trẻ, bạn cũng phải tự rèn luyện bản thân với những thú vui khác lành mạnh hơn, ít nhất là khi ở cùng gia đình.
Việc hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ là điều nên làm để đảm bảo sự phát triển ở trẻ tốt hơn và đạt được các vấn đề nhận thức tốt hơn , điều này giúp con trẻ mạnh khỏe và có lối sống lành mạnh !