Giải đáp những câu hỏi thường gặp về loạn thị

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về loạn thị

Loạn thị có những triệu trứng thường gặp như là mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó; mỏi mắt; nhức đầu; nheo mắt; kích ứng mắt; khó nhìn thấy vào ban đêm; nhìn mờ ở mọi khoảng cách (gần hoặc xa)…Trong khi đó, có nhiều người vẫn thắc mắc, loạn thị có ở trẻ nhỏ? loạn thị có mổ mắt được không?…rất nhiều câu hỏi như vậy. Kính mắt việt an thanh hóa xin gửi đến những giải đáp cho các câu hỏi thường gặp về loạn thị?
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về loạn thị

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một khuyết tật về độ cong của mắt hay còn gọi là tật khúc xạ ở mắt. Loạn thị xảy ra khi giác mạc (mặt trước của mắt) hoặc thuỷ tinh thể (thấu kính bên trong mắt) bị biến dạng (cong không đều).
Ở mắt người bình thường, bề mặt giác mạc có hình dáng như mặt cầu (cong đều ở mọi điểm). Nhưng ở mắt người bị loạn thị, giác mạc bị biến dạng, cong không đều.
Ở mắt người bình thường, ánh sáng đi vào mắt, sẽ tạo ra hình ảnh có 1 tiêu điểm và nằm trên võng mạc. Nhưng ở mắt người bị loạn thị, ánh sáng đi vào mắt, sẽ tạo ra hình ảnh có nhiều tiêu điểm nằm trước – trên – và sau võng mạc

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về loạn thị

+ Loạn thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Mắt bị loạn thị không thể tự khỏi và sẽ có khả năng tăng độ loạn nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu mắt có cận loạn thị (vừa cận, vừa loạn) hoặc loạn thị trên 0,5 độ thì bạn nên đeo kính
Vì nếu không đeo kính, đầu tiên là hình ảnh không rõ nét, chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút, sau đó là nguy cơ khiến cho mắt dễ bị nhanh tăng độ hơn.
 + Loạn thị ở trẻ em có chữa được không?
Loạn thị ở trẻ em thường xuất hiện khi mới sinh, nhưng có thể phát triển sau chấn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt. Trong 4 phương pháp điều trị loạn thị thì: đeo kính gọng và đeo kính áp tròng cứng là 2 phương pháp thường sử dụng đối với trẻ em.
Các chuyên gia khuyến cáo hạn chế phẫu thuật với trẻ em, vì đôi mắt chưa phát triển trưởng thành, cũng như độ cận/viễn/loạn còn chưa ổn định. Việc sử dụng kính áp tròng mềm với trẻ em cũng không thực sự phù hợp vì đòi hỏi cần có ý thức cao trong việc giữ vệ sinh và độ ẩm cho mắt.

Cẩn trọng: Loạn thị không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý khác và thậm chí là mất thị lực. Do đó, nếu có bất cứ biểu hiện nào của loạn thị, bạn nên đưa con đến ngay các cơ sở ý tế chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và chỉ định điều trị chính xác nhất.

Nhiều trẻ em sinh ra đã bị loạn thị sẽ không nhận ra mình mắc bệnh này cho đến khi đi kiểm tra mắt.
Việc đọc và tập trung ở trường có thể bị ảnh hưởng nếu trẻ mắc chứng loạn thị chưa được chẩn đoán, vì vậy việc kiểm tra mắt thường xuyên là rất quan trọng.

Đối với trẻ em, Hiệp hội Đo thị lực Hoa Kỳ (AOA) khuyến nghị kiểm tra mắt:

Lúc 6 tháng tuổi

Năm 3 tuổi.

Trước lớp một, và sau đó là cứ hai năm một lần

Đối với trẻ em có nguy cơ cao, nên khám mắt hàng năm.

 Loạn thị bao nhiêu độ là nặng?

Theo tiến sĩ Moshirfar – Giám đốc dịch vụ phẫu thuật khúc xạ tại Trung tâm Mắt Moran thuộc Đại học Utah, cho biết:

Nếu bạn bị loạn thị dưới 0,6 diop, mắt của bạn được coi là bình thường.
Từ 0,6 – 2 diop là bạn bị loạn thị ở mức độ nhỏ.
Từ 2 đến 4 diop là loạn thị trung bình

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị hiếm khi tự khỏi, thông thường sẽ vẫn phải can thiệp bởi một số phương pháp như uống thuốc hoặc điều chỉnh tư thế, chế độ dinh dưỡng.

Một số rất ít những người có độ loạn thị từ 0,25 – 0,5 có thể may mắn tự khỏi.

Loạn thị có mổ được không?

Loạn thị mổ được tùy vào độ cận, tình trạng bệnh nhân và theo chỉ định của bác sĩ.

Hiện loạn thị có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (lasik, femto lasik, relex smile)

 Loạn thị mấy độ thì nên phẫu thuật?

Nếu độ loạn thị của bạn lên đến 5 hoặc có thể là 6 diop, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Trong phẫu thuật LASIK, bác sĩ sử dụng tia laser để thay đổi hình dạng giác mạc của bạn và sửa chữa chứng loạn thị.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là khi bạn bị loạn thị ở mức độ cao hơn, phẫu thuật khó có thể loại bỏ hoàn toàn sự biến dạng.

Loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ theo “Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự”. Những trường hợp sau đây sẽ được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự: cận thị trên 1.50 diop, hoặc có mắc viễn thị, hoặc có mắc loạn thị.

Vì vậy, tất cả các trường hợp bị loạn thị: loạn thị 0,5 diop, loạn thị 1 – 2 diop, loạn thị 3 – 4 diop … bất kể là độ bao nhiêu ở 1 mắt hay 2 mắt thì bạn sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự.

 

Cách phòng ngừa chứng loạn thị

Khi bị mắc chứng loạn thị, không chỉ cần quan tâm đến các vấn đề loạn thị có điều trị được không, loạn thị có chữa được không, loạn thị chữa như thế nào, điều trị loạn thị ra sao mà còn cần phòng tránh bằng nhiều cách:
– Tránh các tổn thương ở mắt.
– Học tập và làm việc ở nơi có ánh sáng tốt, tập thói quen đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài.
– Để mắt nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ.
– Cần điều trị các bệnh lý khác về mắt để tránh biến chứng loạn thị.
– Chẩn đoán loạn thị để điều trị ngay tránh biến chứng nặng.
– Chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho mắt, cung cấp vitamin và các chất thiết yếu cho mắt như vitamin A có trong rau củ đậm màu.
Để trả lời cho câu hỏi loạn thị có chữa được không và phương pháp điều trị bệnh loạn thị như thế nào hãy đến khám mắt .Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị đúng cho bạn.