Cần đưa trẻ đi khám mắt kịp thời để có cách chữa trị

Cần đưa trẻ đi khám mắt kịp thời để có cách chữa trị

Cần đưa trẻ đi khám mắt kịp thời để có cách chữa trị

Hiện nay, tình trạng cận thị ở giới trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Phụ huynh cần quan tâm đến đôi mắt sáng khỏe là tiền đề để một đứa trẻ học tập tốt, hòa nhập tốt với cộng đồng. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa chú ý đến việc khám mắt cho trẻ, tình trạng suy giảm thị lực sẽ ngày càng nặng hơn, thậm chí dẫn đến nhược thị, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng nhìn và học tập.

Cần đưa trẻ đi khám mắt kịp thời để có cách chữa trị
Cần đưa trẻ đi khám mắt kịp thời để có cách chữa trị

Thế nào là tật khúc xạ ở mắt

Khi mắt khỏe mạnh chúng ta có thể nhìn đồ vật một cách rõ nét nhất vì khi đó hình ảnh đồ vật sẽ hiện lên trên đúng võng mạc của mắt.

Khi mắc các tật khúc xạ về mắt tức là mắt có bất thường ở những thành phần như võng mạc, thủy tinh thể, giác mạc. Chúng làm cho tia sáng đi đến mắt không hiện đúng trên võng mạc, điều đó khiến cho hình ảnh bị mờ, nhòe đi.

Tật khúc xạ về mắt bao gồm: cận thị, viễn thị, loạn thị trong đó chủ yếu là cận thị.

Thực trạng tật khúc xạ ở trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lứa tuổi học sinh dễ bị mắc chứng cận thị cao nhất, tổng người bị cận thị là 800 triệu người. Ước tính ở nước ta có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0 -15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ chỉnh kính.

Phát hiện những dấu hiệu sau bạn nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời:

– Lúc xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được; đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.

– Ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được; khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu, hoặc phải chép bài của bạn; hay cúi gần nhìn sách; hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.

– Thường xuyên dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ; thường kêu mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt.

– Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt; không thích các hoạt động phải nhìn xa

Cách Phòng Ngừa Tình Trạng Tật Khúc Xạ ở Trẻ
Cách Phòng Ngừa Tình Trạng Tật Khúc Xạ ở Trẻ

Cách phòng ngừa tình trạng cận thị ở trẻ

– Dạy trẻ phải có tư thế ngồi học ngay ngắn; lớp học, góc học tập phải đạt đúng theo tiêu chuẩn, đủ ánh sáng.

– Không nên cho trẻ nằm hay quỳ khi ngồi học hay viết bài, học kéo dài nhiều giờ.

– Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5-10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc nhìn ra xa sau mỗi giờ học.

– Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính, tivi quá nhiều bởi sẽ gây mỏi mắt.

– Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao sẽ làm hạn chế cận thị.

– Khi thấy trẻ có những dấu hiệu không tốt về mắt, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị tật khúc xạ cần đưa đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Hiện nay, ở có nhiều phòng đo khám mắt Thanh hóa đạt tiêu chuẩn. Sau khi phát hiện ra bệnh cần tìm nơi cắt kính chất lượng để bảo vệ đôi mắt của trẻ.

Một số lưu ý để bảo quản và chọn mắt kính cận

+ Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng 2 tay.

+ Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn.

+ Cất kính vào hộp và để ở nơi dễ tìm như bàn làm việc, ngăn tủ…

+ Tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt mắt kính cận.

+ Thường xuyên lau rửa kính bằng nước, lau sạch kính bằng khăn chuyên dụng.

+ Đối với gọng kính bằng kim loại, nên thường xuyên kiểm tra vặn chặt ốc vít để giữ chặt tròng kính.

+ Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và khi tháo kính nên dùng hai tay cầm gọng kính.

Để chọn được mắt kính cận phù hợp cho mình hay cho những người thân yêu, các bạn nhớ đến nơi uy tín, có trang thiết bị tốt, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm để được tư vấn.