Gọng kính là phần không thể thiếu trong cấu trúc kính mắt, không chỉ giúp cố định tròng kính chắc chắn mà còn góp phần thể hiện phong cách cá nhân của người đeo. Tuy nhiên, theo thời gian hoặc do tác động từ bên ngoài gọng kính có thể bị gãy chốt hoặc gãy gọng gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Vậy gãy gọng kính có sửa được không? Giải pháp nào tốt nhất? Hãy cùng Kính mắt Việt An tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Nguyên nhân khiến gọng kính bị gãy
Có nhiều yếu tố khiến gọng kính bị hư hỏng, phổ biến nhất bao gồm:
- Sử dụng lâu ngày: Gọng kính khi sử dụng trong thời gian dài dễ bị mài mòn, chất liệu yếu đi dẫn đến nguy cơ nứt gãy.
- Va đập mạnh: Rơi kính, đè lên kính hoặc bị va chạm mạnh là nguyên nhân hàng đầu khiến gọng bị gãy, lệch hoặc mất chốt.
- Chất liệu kém: Gọng làm từ nhựa tái chế hoặc kim loại pha tạp thường dễ gãy hơn so với vật liệu cao cấp như acetate, titan hay thép không gỉ.
- Bảo quản sai cách: Để kính trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao hoặc bị đè nén khi bỏ vào túi không có hộp đựng cũng dễ làm gọng hỏng hóc.
Gãy gọng kính có sửa được không?
Gãy gọng kính có sửa được không? Câu trả lời là CÓ, nhưng còn tùy vào loại gọng, vị trí gãy và mức độ hư hỏng. Trong nhiều trường hợp, kính vẫn có thể sửa chữa tạm thời hoặc chuyên sâu để sử dụng tiếp. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn nên thay mới hoàn toàn để đảm bảo chất lượng và độ an toàn khi sử dụng. Điều quan trọng là phát hiện sớm và chọn đúng phương pháp sửa phù hợp để tránh làm kính hư hỏng nặng thêm.
1/ Cách sửa gọng kính bị gãy với keo 502
Việc có thể sửa được khi gọng bị gãy hay không còn phụ thuộc vào chất liệu cụ thể của gọng kính. Với các loại gọng làm bằng nhựa, bạn có thể áp dụng phương án dán tạm bằng keo 502. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, không đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền, nên tốt nhất bạn vẫn nên thay gọng mới sau một thời gian ngắn sử dụng. Các bước thực hiện như sau:
- Làm sạch vị trí gãy bằng khăn khô hoặc bông tẩm cồn lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ.
- Bôi keo 502 một lượng vừa đủ vào vị trí cần dán.
- Giữ cố định 2 đầu gọng trong vài chục giây để keo khô nhanh và kết dính chắc.
- Quấn chỉ bên ngoài vị trí dán để tăng độ bền, sau đó có thể phủ một lớp sơn trong để che mối nối.
Lưu ý:
- Không dùng keo 502 cho phần khớp nối hoặc vít vì sẽ làm cứng khớp, mất đi sự linh hoạt.
- Tránh dán quá tay khiến keo tràn ra ngoài hoặc dính vào tròng kính.
- Cách này chỉ áp dụng cho gọng nhựa, không dùng cho khung kim loại hay titan.

2/ Gãy gọng kim loại có hàn được không?
Đối với các loại gọng kính kim loại bị nứt hoặc gãy, bạn có thể cân nhắc phương pháp hàn lại. Tuy nhiên, kỹ thuật này không phù hợp với những vị trí như bản lề hoặc phần nối giữa hai bên gọng. Sau khi hàn, kính thường sẽ có dấu hàn nhỏ và khó đạt được độ thẩm mỹ cũng như độ bền như ban đầu.
Một điều cần cân nhắc là khi gọng kính bị hỏng ở nhiều điểm, chi phí để khắc phục thường khá cao, thậm chí không còn hiệu quả lâu dài. Thay vì tiếp tục băn khoăn nên xử lý thế nào, bạn nên chủ động đổi sang gọng kính mới. Tuy nhiên, trước khi thay hãy kiểm tra lại tròng kính xem còn sử dụng tốt hay không – Nếu không bị trầy xước và vẫn đúng độ thì bạn chỉ cần lắp sang gọng mới. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí so với việc mua kính mới hoàn toàn.
Khi nào không nên sửa gọng kính mà nên thay mới gọng kính?
⇒ Gãy chốt: Trường hợp kính bị gãy chốt dùng keo dán để gắn lại hoặc hàn chốt không chỉ mất linh hoạt mà còn làm hỏng luôn phần nối.
⇒ Gọng bị vỡ khung: Nếu toàn bộ phần khung bị gãy hoặc vỡ nghiêm trọng, cách tốt nhất là thay gọng mới. Việc cố sửa có thể khiến kính bị lệch tròng, mất thẩm mỹ và dễ gãy lại sau thời gian ngắn.
⇒ Gãy nhiều vị trí: Nếu kính gãy từ 2 điểm trở lên, chi phí sửa chữa có thể gần bằng giá mua mới. Trong trường hợp này, đầu tư cho một gọng kính mới sẽ kinh tế và an toàn hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Mua gọng kính rồi đi cắt kính được không? CHI PHÍ BAO NHIÊU?
- Gọng kính hay tròng kính đắt hơn? Giải đáp chi tiết
- Thay gọng kính giữ tròng được không? Giá bao nhiêu?

Cách bảo quản gọng kính để không bị gãy hỏng
Gọng kính, dù được làm từ chất liệu tốt đến đâu, vẫn có nguy cơ hư hỏng nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách. Để kéo dài tuổi thọ cho kính và tránh các tình huống như gãy chốt, nứt gọng hay lệch dáng, bạn nên áp dụng các mẹo bảo quản sau:
♦ Bảo quản trong hộp cứng có lót vải mềm: Khi không sử dụng, hãy cất kính vào hộp chuyên dụng để tránh va đập, trầy xước hoặc bị đè nén bởi các vật nặng trong túi xách, balo.
♦ Tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt cao và môi trường ẩm: Nhiệt độ quá cao (như để kính trên taplo xe ô tô ngoài trời nắng) hoặc độ ẩm lớn có thể khiến gọng nhựa biến dạng, còn gọng kim loại thì dễ bị oxy hóa. Hãy cất kính ở nơi thoáng mát, khô ráo.
♦ Vệ sinh kính bằng dung dịch chuyên dụng và khăn mềm: Sử dụng nước rửa kính chuyên dụng cùng khăn microfiber để làm sạch bụi bẩn. Tránh lau kính bằng quần áo, khăn giấy hoặc vải thô vì có thể gây xước tròng và ảnh hưởng đến khung kính.
♦ Tháo kính đúng cách bằng hai tay: Việc tháo kính bằng một tay sẽ tạo lực không đều lên hai bên gọng, lâu ngày dễ khiến gọng bị cong vênh hoặc lệch khớp. Hãy dùng cả hai tay để giữ cân đối khi đeo và tháo kính.
♦ Không đeo kính lên đầu: Nhiều người có thói quen đẩy kính lên đỉnh đầu khi không sử dụng, điều này vô tình làm giãn gọng và khiến khung kính nhanh lỏng, mất form.
♦ Kiểm tra định kỳ tại cửa hàng kính: Thỉnh thoảng, bạn nên mang kính đến tiệm để được siết lại ốc vít, căn chỉnh gọng và vệ sinh chuyên sâu, giúp giữ kính ở trạng thái tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Kính mắt Việt An giúp bạn nắm rõ gãy gọng kính có sửa được không? Giải pháp tốt nhất giúp bảo vệ thị lực của mình. Nếu bạn đang muốn tham khảo các mẫu gọng kính chính hãng, đảm bảo chất lượng và phong cách thời trang hãy đến ngay Trung tâm kính mắt Thanh Hóa – Kính mắt Việt An để lựa chọn với hơn 1000+ mẫu kính, đặc biệt khách hàng sẽ được MIỄN PHÍ kiểm tra thị lực và tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu!